đáp an bài thi bình đẳng giới 2012

K47-THPT Anh Sơn 1

WELCOME TO K47'S FORUM
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
:: Forum 4ALL - Mái Nhà Tình Bạn ::
  • Music
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Affiliates
free forum

chatbox
(0)

Share
 

 đáp an bài thi bình đẳng giới 2012

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
lovehandle_12
ADMIN TỐI CAO
ADMIN TỐI CAO
lovehandle_12

Tổng số bài gửi : 26
CoinS : 1000021
Join date : 16/08/2012
Age : 26
Đến từ : Anh Sơn - Nghệ An

đáp an bài thi bình đẳng giới 2012 Empty
Bài gửiTiêu đề: đáp an bài thi bình đẳng giới 2012   đáp an bài thi bình đẳng giới 2012 I_icon_minitimeTue Sep 18, 2012 6:07 pm



CÂU HỎI CUỘC THI
TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH,
PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI



(ban hành kèm theo
Quyết định số 856 /QĐ-LĐTBXH ngày 6 tháng 7 năm



2012 của Bộ trưởng Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội)



1. Luật Bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên
quan tới bình


đẳng giới? Nêu các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho
2 ví dụ để minh họa cho 2 khái niệm bất kỳ (15 điểm)?


2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? Nêu các biện
pháp thúc đẩy


bình đẳng giới trên từng lĩnh vực (15 điểm)?


3. Anh/chị hãy nêu những quy định về nội dung và mức xử phạt
đối với


từng hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh
vực lao động?


Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, chế độ nghỉ
thai sản được quy định như thế nào? (15 điểm)


4. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020
đặt ra mục


tiêu, chỉ tiêu nào nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh
vực chính trị? Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy nêu tên đầy đủ của các vị
lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng, Nhà nước Việt Nam (gồm: Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Chính phủ, các Bộtrưởng)? (15 điểm)


5. Từ những tình huống/câu chuyện thực tế trong cuộc sống
xung quanh


mình, anh/chị hãy viết một bài (tối đa khoảng 1.500 từ) về
tấm gương của cá


nhân hoặc tập thể điển hình hoặc chia sẻ câu chuyện/sự kiện
ấn tượng trong việc thực hiện bình đẳng giới (20 điểm).


6. Theo anh/chị, bản thân anh/chị và cơ quan, tổ chức, địa
phương nơi anh chị làm việc hoặc sinh sống nên làm gì để thực hiện bình đẳng
giới được tốt hơn? (10 điểm).


Lưu ý: các bài
viết trình bày đẹp, có tranh ảnh minh họa phù hợp


với nội dung bài thi sẽ được cộng thêm 10 điểm.


BAN TỔ
CHỨC CUỘC THI














===========================================================================

















ĐÁP ÁN


Câu 1. Luật Bình
đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan tới bình


đẳng giới? Nêu các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho
2 ví dụ để minh họa cho 2 khái niệm bất kỳ (15 điểm)?


* Luật Bình đẳng giới quy định 9 thuật ngữ liên quan tới
bình đẳng giới cụ thể:


1. Giới chỉ
đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang
nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển
của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát
triển đó.
4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên
lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không
công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng
giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
6. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm
bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong
trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện,
cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp
dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch
này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất
định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
7. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật
là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác
định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để
giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật
điều chỉnh.
8. Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức,
gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.
9. Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh
thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ
giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.



Ví dụ:


Câu 2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? Nêu các biện pháp
thúc đẩy


bình đẳng giới trên từng lĩnh vực (15 điểm)?


Biện
pháp thúc đẩy bình đẳng giới
là biện
pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai
trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát
triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được
sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một
thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.



Các
biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà
nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo
quy định của pháp luật;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động
nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các
chất độc hại.
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao
gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp
luật.
Những biện pháp khác
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ
hưởng;
b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;
d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn
như nam;
e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như
nam;



Câu 3. Anh/chị
hãy nêu những quy định về nội dung và mức xử phạt đối với


từng hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh
vực lao động?


Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, chế độ nghỉ
thai sản được quy định như thế nào? (15 điểm)



Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phân công
công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu
nhập hoặc chênh lệch về mức tiền lương, tiền công của những người lao động có
cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ
đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như
nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc đối với các
nghề nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao động nữ vì
lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; sa
thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang
thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy định
tại khoản 1



Chế độ
nghỉ thai sản hiện hành
1- Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốn đến
sáu tháng do Chính phủ quy định, tuỳ theo điều kiện lao động, tính chất công
việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu sinh đôi trở lên thì tính
từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.
2- Hết thời gian nghỉ thai sản quy định tại khoản 1, nếu có nhu cầu, người lao
động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với
người sử dụng lao động. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời
gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh và có giấy
của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khoẻ
và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước. Trong trường hợp này, người
lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương của
những ngày làm việc.



Câu 4. Chiến lược
quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu nào
nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị? Bằng hiểu biết của mình,
anh/chị hãy nêu tên đầy đủ của các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng,
Nhà nước Việt Nam (gồm: Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch nước,
Chính phủ, các Bộ trưởng)?


Mục
tiêu: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm
từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 –
2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp nhiệm kỳ 2011 – 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2020 trên 35%.
- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ
chốt là nữ.
- Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ quan
của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở
cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động.



*Các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng, Nhà nước Việt Nam


Bộ
Chính trị:
Đồng chí Tòng Thị Phóng
Ban Bí thư: Đồng chí Hà Thị Khiết
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân
Quốc hội: Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó Chủ tịch QH
Đồng chí Tòng Thị Phóng - Phó Chủ tịch QH
UBTVQH: Đồng chí Trương Thị
Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội
Đồng chí Nguyễn Thị Nương - Trưởng Ban
Công tác đại biểu
Phó Chủ tịch nước: Đồng chí Nguyễn Thị Doan
Chính phủ: Đồng chí Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế



Câu 5. Từ những
tình huống/câu chuyện thực tế trong cuộc sống xung quanh


mình, anh/chị hãy viết một bài (tối đa khoảng 1.500 từ) về
tấm gương của cá


nhân hoặc tập thể điển hình hoặc chia sẻ câu chuyện/sự kiện
ấn tượng trong việc thực hiện bình đẳng giới.


( tự viết )



Câu 6. Theo anh/chị, bản thân anh/chị và cơ quan, tổ chức, địa
phương nơi anh chị làm việc hoặc sinh sống nên làm gì để thực hiện bình đẳng
giới được tốt hơn ?

( tự viết )
Về Đầu Trang Go down
https://k47-thptas1.forumvi.com
 

đáp an bài thi bình đẳng giới 2012

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» bai du thi tim hieu ve binh dang gioi
» Các cụm giới từ thông dụng nhé :)
» CÁCH ĐĂNG ẢNH VÀO DIỄN ĐÀN
» CẤP BẬC TRONG FORUM - giành phần thưởng
» Cách đăng bài mới vào forum

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
K47-THPT Anh Sơn 1 :: Diễn Đàn Học Tập :: Văn Học-
(0)